Contactor có những loại nào? Cách sử dụng Contactor – Là một thành phần không thể thiếu trong các mạch điều khiển công nghiệp và dân dụng, Contactor đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh việc nắm vững khái niệm và chức năng Contactor như đã được trình bày trong bài trước: “Tìm hiểu chức năng và cấu tạo của Contactor”, chúng ta cùng khám phá thêm về các loại và cách áp dụng Contactor vào hệ thống!
Contactor có những loại nào? Cách sử dụng Contactor như thế nào?
Contactor có những loại nào?
Chúng ta sẽ có nhiều cách khác nhau để phân loại contactor, và những cách này sẽ bao gồm:
1. Phân loại dựa trên nguyên tắc truyền động:
- Contactor được phân thành các loại như: Contactor điện từ, contactor hơi ép, contactor thủy lực,…
- Trong thực tế, loại contactor điện từ thường được sử dụng phổ biến nhất.
2. Phân loại dựa trên dòng điện:
- Contactor điện một chiều.
- Contactor điện xoay chiều.
3. Phân loại dựa trên kết cấu:
Người ta phân loại contactor dựa trên nơi sử dụng như:
- Contactor dùng ở nơi có hạn chế về chiều cao (như bảng điện dưới gầm xe).
- Nơi có hạn chế về chiều rộng (ví dụ như buồng tàu điện).
4. Phân loại theo khả năng tải dòng:
- Tiếp điểm chính (để chịu dòng điện lớn từ 10A đến 1600A hoặc 2250A).
- Tiếp điểm phụ (để chịu dòng điện từ 1A đến 5A).
5. Phân loại theo trạng thái hoạt động:
- Tiếp điểm thường đóng (trong trạng thái nghỉ, tiếp điểm đóng mạch).
- Tiếp điểm thường mở (trong trạng thái nghỉ, tiếp điểm mở mạch).
6. Phân loại theo dòng điện định mức:
- Contactor có dòng định mức như 9A, 12A, 18A, … 800A
- Contactor cỡ lớn hơn.
7. Phân loại theo số cực:
- Contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha, 4 pha.
- Contactor 3 pha là phổ biến nhất.
8. Phân loại theo cấp điện áp:
- Contactor trung thế
- Contactor hạ thế.
9. Phân loại theo điện áp cuộn hút:
- Cuộn hút xoay chiều với điện áp như 220VAC, 380VAC,…
- Cuộn hút 1 chiều với điện áp như 24VDC, 48VDC,…
10. Phân loại theo chức năng chuyên dụng:
- Một số hãng sản xuất contactor chuyên dụng cho mục đích cụ thể
- Ví dụ như contactor dành cho tụ bù của hãng Schneider,…
Cách sử dụng Contactor
Khi nguồn điện tương ứng với giá trị điện áp định mức được cấp vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định của Contactor. Một lực từ được tạo ra, thu hút phần lõi di động và tạo thành mạch từ kín. Điều này khiến Contactor bắt đầu hoạt động.
Sau đó, tiếp điểm chính sẽ thay đổi trạng thái, tiếp điểm phụ sẽ chuyển từ trạng thái mở sang đóng hoặc từ trạng thái đóng sang mở. Thực hiện thông qua bộ phận liên động cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm.
Khi ngừng cấp nguồn điện, Contactor sẽ trở về trạng thái nghỉ. Các tiếp điểm cũng sẽ quay về trạng thái ban đầu.
Các thông số cơ bản của Contactor
- Dòng điện định mức: Đây là dòng điện chảy qua tiếp điểm chính của contactor khi mạch điện phụ tải được kết nối. Với giá trị dòng điện này, tiếp điểm chính không bị quá nhiệt và vượt quá giới hạn cho phép.
- Điện áp định mức: Đây là điện áp đặt trên hai cực của tiếp điểm chính của contactor.
- Khả năng đóng của contactor: Được đánh giá thông qua giá trị dòng điện mà contactor có thể đóng thành công. Thường thì giá trị này nằm trong khoảng từ 1 đến 7 lần dòng điện định mức.
- Khả năng ngắt của contactor: Được xác định bằng giá trị dòng điện mà contactor có thể tắt thành công. Thường thì giá trị này nằm trong khoảng từ 1 đến 10 lần dòng điện định mức.
- Độ bền cơ: Đây là số lần đóng ngắt mà tiếp điểm của contactor có thể chịu được khi không có dòng điện chảy qua. Quá số lần đóng ngắt này, tiếp điểm sẽ bị hỏng và không còn sử dụng được. Các loại contactor thường có độ bền cơ từ 5 triệu đến 10 triệu lần đóng ngắt.
- Độ bền điện: Đây là số lần đóng ngắt dòng điện định mức mà contactor có thể chịu được. Loại contactor thông thường có độ bền điện khoảng từ 200.000 đến 1 triệu lần đóng ngắt.
Nên chọn dòng Contactor thông dụng nào?
Contactor – Thiết bị điện LS
Contactor – Thiết bị điện Schneider
Contactor – Thiết bị điện Mitsubishi
Contactor – Thiết bị điện Hitachi
Contactor – Thiết bị điện Chint
Đơn vị cung cấp Contactor chính hãng, uy tín, chất lượng ở đâu?
Với phương châm “Chất lượng phục vụ tạo nên sự khác biệt”. Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội phục vụ Quý khách hàng bất kỳ lúc nào khách hàng cần với một chất lượng tốt nhất. Với thời gian nhanh nhất và với một giá cả hợp lý nhất sẽ giúp Quý khách hàng yên tâm vào công trình mà mình đang đầu tư.
Winthaco cam kết:
- Hàng chính hãng mới 100%.
- Bảo hành 12 tháng.
- Chứng từ CO, CQ, hóa đơn VAT.
- Giao hàng toàn quốc.
- Uy tín và tin cậy.
Thông tin liên hệ
Hotline: 0919042296
NHÂN VIÊN TƯ VẤN – CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG – BÁO GIÁ
Gmail: thietbidienwinthaco@gmail.com
Địa chỉ: 100 Đường An Sơn 37, Ấp An Quới, Xã An Sơn, TP. Thuận An, Bình Dương